Giới thiệu
 ---  Lịch sử hình thành
Lịch sử hình thành công ty và quá trình phát triển qua các thời kỳ - 10:22:03 AM | 21/08/2024
Công ty Cấp Thoát nước Tiền Giang là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên lĩnh vực sản xuất cung cấp nước sạch, xây dựng các công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Giai đoạn hình thành

🔊Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang tiền thân là Công ty Cấp thoát nước TP. Mỹ Tho, được Pháp xây dựng năm 1909 với công suất sản xuất 2.000 m3/ngày đêm. Đến thời kỳ Mỹ chiếm đóng miền Nam, hệ thống cấp nước TP. Mỹ Tho tiếp tục được cải tạo nâng cấp đến tháng 4/1975, nhà máy nước đạt công suất 5.000 m3/ngày. Sau ngày giải phóng 30/4/1975, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP. Mỹ Tho, Công ty đã tiếp tục cải tạo, xây mới nhà máy nước đạt công suất 40.000 m3/ngày vào năm 1991 (với 20.000 m3 nước mặt và 20.000 m+3 nước ngầm).

2. Giai đoạn hợp nhất

🔊Tháng 09/1992, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 766/QĐ-UB thành lập Công ty Cấp Thoát nước Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất Công ty Cấp thoát nước TP. Mỹ Tho và xí nghiệp cấp nước các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây và TX. Gò Công, đến năm 2004 sáp nhập thêm xí nghiệp cấp nước Gò Công Đông. Thời điểm này, công suất toàn công ty đạt khoảng 56.000 m3/ngày.

🔊Hòa mình vào cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, tháng 8/2009, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 2712/ QĐ-UBND chuyển đổi Công ty Cấp Thoát nước Tiền Giang thành Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang, phù hợp với môi trường kinh doanh thực tế.

3. Giai đoạn sáp nhập

🔊Trước năm 2010, mảng cấp nước sạch nông thôn do Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường Tiền Giang đảm nhận. Đến năm 2010, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm thành Công ty TNHH MTV Cấp nước nông thôn Tiền Giang, là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc có mô hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cấp nước nông thôn.

         🔊Sau 16 năm hoạt động, Công ty tập trung đầu tư nâng cấp mở rộng, đồng thời phát triển đầu tư xây dựng mới các trạm cấp nước theo công nghệ mới, Công ty đã phát triển lên 60 trạm cấp nước, quy mô công suất thiết kế đạt 43.900 m3/ ngày đêm. Đến 30/6/2016, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1921/QĐ-UBND sáp nhập Công ty TNHH MTV Cấp nước nông thôn Tiền Giang vào Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang thống nhất quản lý hệ thống cấp nước toàn tỉnh như hiện nay.

           II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

 

III. TỔNG QUAN ĐƠN VỊ - HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC

1. Tổng quan

           🔊TIWACO là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang làm đại diện Chủ sở hữu, chịu trách nhiệm chính trong sản xuất và phân phối nước sạch cho tỉnh Tiền Giang, là một trong những đơn vị có quy mô cấp nước hàng đầu tại Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Công ty hoạt động với mô hình Công ty gồm 03 phòng chuyên môn, Đội Xây lắp và 03 Chi nhánh cấp nước trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dịch vụ cấp nước cho khách hàng. Số lượng CBCNV Công ty hơn 450 người.

🔊Công ty phục vụ trên 259.000 đấu nối khách hàng, tương đương hơn 01 triệu dân, TIWACO có tổng công suất thiết kế đạt 195.000 m3/ngày đêm (khai thác thực tế 102.000 m3/ngày đêm) với 08 nhà máy, trạm xử lý nước quy mô vừa và lớn; và hơn 60 trạm cấp nước nông thôn quy mô nhỏ.

🔊Bên cạnh đó, Công ty còn tiếp nhận nước sạch từ Công ty Cổ phần Nhà máy nước Đồng Tâm với sản lượng trung bình 53.000 m3/ngày, tiếp nhận từ Nhà máy nước Hòa Hưng với sản lượng trung bình 3.700 m3/ngày, phân phối cho người dân.

* Mạng lưới đường ống cấp nước:

- Tuyến ống có đường kính (mm) từ 400 đến 700: khoảng 47 km.

- Tuyến ống có đường kính từ 90 đến 300: khoảng 896 km.

- Tuyến ống có đường kính từ 25 đến 73: khoảng 1.617 km.

* Tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân

🔊Đơn vị cung cấp nước sạch chủ yếu trên địa bàn tỉnh là Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang.

1. Đô thị: tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch từ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh đạt 99,72%, với mức cấp nước bình quân đạt 120 lít/người/ngày đêm; chất lượng nước cấp từ các nhà máy, trạm cung cấp nước thuộc Công ty đạt chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

2. Nông thôn: Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước từ trạm cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh năm 2022 là 96,34%.

2. Nguồn nước

🔊Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp từ Sông Tiền và các phụ lưu (chiếm khoảng 60%); nguồn nước ngầm từ các giếng khoan (chiếm khoảng 40%), được phân bổ theo 03 khu vực cấp nước như sau:

a) Khu vực phía Tây của tỉnh cấp nước cho các huyện Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, một phần huyện Tân Phước:

- Nhà máy nước mặt Xẻo Mây (Cái Bè): công suất thiết kế 5.000 m3/ngày đêm, công suất khai thác 4.000 m3/ngày đêm.

- Nhà máy nước Cai Lậy: công suất thiết kế 3.000 m3/ngày đêm, công suất khai thác 2.000 m3/ngày đêm.

- Tiếp nhận nước từ nhà máy Hòa Hưng: 3.900 m3/ngày (công suất thiết kế 5.000 m3/ngày đêm).

- Một số trạm giếng.

b) Khu vực Mỹ Tho – Châu Thành cấp nước cho TP. Mỹ Tho, huyện Châu Thành, một phần huyện Tân Phước:

- Nhà máy nước Mỹ Tho: công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm, công suất khai thác 12.000 m3/ngày đêm.

- Nhà máy nước Bình Đức: công suất thiết kế 32.000 m3/ngày đêm, công suất khai thác 27.000 m3/ngày đêm.

- Tiếp nhận một phần nước từ nhà máy Đồng Tâm.

- Một số trạm giếng.

c) Khu vực phía Đông của tỉnh cấp nước cho các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, thị xã Gò Công:

- Tiếp nhận chủ yếu nguồn nước từ nhà máy Đồng Tâm.

- Nhà máy nước TX. Gò Công: công suất thiết kế 5.000 m3/ngày đêm, công suất khai thác 2.700 m3/ngày đêm.

- Nhà máy nước Gò Công Tây: công suất thiết kế 2.200 m3/ngày đêm, công suất khai thác 1.200 m3/ngày đêm.

            - Một số trạm giếng.

📷➡  Đôi nét về Tiwaco  📷

 

 

 

➡ ❄  

CTY TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang